Những phương pháp nối cốt thép trong kết cấu betong

Tại sao phải nối cốt thép trong xây dựng kết cấu ?

Trong xây dựng kết cấu betong, cốt thép giữ vai trò vô cùng quan trọng trọng việc chịu lực của kết cấu. Nên khi thi công nối cốt thép cần chú trọng về chất lượng an toàn kỹ thuật. Bởi các thanh cốt thép có kích thước ngắn hơn chiều cao của cả tòa nhà. Nên viêc nối cốt thép là việc không thể tránh khỏi

Hiện nay có nhiều phương pháp nối cốt thép khác nhau. Các phương pháp đều có những ưu điểm riêng cũng như quy định và tiêu chuẩn áp dụng.

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4453 : 1995 – Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu. Quy định việc nối cốt thép và các cấu kiện phải tuân theo tiêu chuẩn

Phương pháp nối thép phổ biến trong xây dựng

Hiện nay có nhiều phương án nối cốt thép. Nhưng phổ biến và ứng dụng nhiều là những loại nối sau

1.Phương pháp buộc dây kẽm

Đây là phương pháp thủ công và lâu đời được sử dụng trong điều kiện không thể dùng máy hàn.

  • Vật liệu nối cốt thép: Kẽm mềm 1mm-2mm
  • Cốt thép: từ 14-20mm (đối với thép trơn thì phải uốn cong móc thép 180 độ ở 2 đầu)
  • Áp dụng trong: kết cấu nằm như sàn, dầm, móng… (không dùng cho kết cấu đứng như cột, tường)
  • Ưu điểm: Tiện lợi, tiết kiệm chi phí và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật thi công.
  • Nhược điểm: Mối nối không có liên kết chắc chắn dễ tuột và đứt mối nối, chỉ dành cho cốt thép nhỏ trong công trình vừa và nhỏ.

Kẽm buộc nối cốt thép betong

Kẽm buộc nối cốt thép betong

2.Phương phán hàn nối cốt thép

Phương pháp hàn nối cốt thép thường sử dụng cho các công trình lớn, tòa nhà cao tầng và đủ kiệu kiện thực hiện các mối hàn. Cốt thép có tiết diện lớn.

  • Các loại máy hàn sử dụng: Hàn điện trở, hàn hồ quang…
  • Phương pháp hàn: hàn tiếp xúc, hàn đối đầu…
  • Mối hàn cốt thép đủ tiêu chuẩn phải đáp ứng được : đủ độ dài, đúng vị trí, bề mặt mối hàn nhẵn, không đứt đoạn, không nổ bọt và không bị thu hẹp theo đúng thiết kế.
  • Ưu điểm: phương pháp này phù hợp với công trình lớn với cốt thép lớn hơn 16mm, và sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn so với buộc kẽm
  • Nhược điểm: Đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thợ hàn và điều kiện máy móc hàn đầy đủ.

Hàn nối cốt thép betong

Hàn nối cốt thép betong

3.Dùng ống nối ren coupler

Ống nối ren (coupler) là phương pháp hiện đại hiện đang được các nước trên thế giới sử dụng rộng rãi.

  • Ống nối ren đòi hỏi cốt thép cũng phải được tạo ren sẵn trước khi lắp đặt. Các công trình lớn có tiết diện cốt thép lớn hơn 20mm như cọc khoan nhồi, tường vây, dầm cột trong thi công tòa nhà cao tầng, cầu đường, giao thông hạ tầng…
  • Ưu điểm: thi công nhanh, đơn giản, mối nối đẹp và dễ dàng thay thế khi hư hỏng.
  • Nhược điểm: chi phí cao do đòi hỏi phải thêm bước gia công bước ren cho cốt thép và gia công ren coupler chính xác.
  • Phương pháp nối ống ren coupler được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13711-1-2023
Nối cốt thép betong bằng coupler
Nối cốt thép betong bằng coupler

Download tài liệu TCVN 13711-1-2023 về thép cốt betong và mối nối ống ren tại đây

Xem thêm một số mẫu coupler phổ biến tại đây

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4433:1995 – Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu

Quy trình nối cốt thép cần tuân thủ những quy định sau về số lượng mối nối và vị trí nối như sau:

  • Thép có gờ phải cùng mặt cắt và không được nối quá 50% lượng thép
  • Không được nối thép tại vị trí chịu lực lớn như thép giữa nhịp – thép dưới, thép gối – thép trên. Tránh tình trạng tuột mối nối gây nguy hiểm.
  • Lớp thép dưới không được nối tại bụng dầm – vị trí trong khoảng ¾ nhịp dầm.
  • Lớp thép trên không được nối tại cột – vị trí từ tim cột ra ¼ nhịp dầm (nhịp dầm là khoảng cách giữa 2 cột gần nhau)
  • Chiều dài tối thiểu của đoạn nối cốt thép là 30D. (D là đường kính cốt thép mm) Ví dụ:

Thép 16mm có chiều dài đoạn nối tối thiểu là: 30×16 = 480mm (48cm)
Thép 20mm có chiều dài đoàn nối tối thiểu là: 30×20 =600mm (54cm)

Tương tự cho các loại thép có gân khác…

Lưu ý: đoạn nối thép không nhỏ hơn 250mm. Chiều dài đoạn nối trên áp dụng cho thép có gờ cán nóng ≤ D32mm, bê tông mác 250 (M250) trở lên và mác thép đai CB-300T trở xuống.

Giáo trình gia công lắp đặt cốt thép

Dưới đây là tài liệu về giáo trình gia công lắp đặt cốt thép của bộ lao động thương binh xã hội – Cục quản lý lao động ngoài nước:

Link download tài liệu giáo trình gia công lắp đặt cốt thép tại đây

Nên chọn phương pháp nối cốt thép nào cho công trình của bạn

Không có phương pháp tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp nhất. Sự phù hợp dựa trên nhiều yếu tố như:

Quy mô công trình:

  • Quy mô công trình nhỏ, dân dụng với tiết diện cốt thép nhỏ từ 14-16mm nên dùng phương pháp buộc kẽm
  • Với quy mô công trình lớn, có tiết diện cốt thép từ 16mm đến 20mm nên dùng phương pháp hàn.
  • Quy mô công trình có tiết diện cốt thép trên 20mm nên cân nhắc dùng phương pháp hàn hoặc ống nối coupler.

Thời gian thi công:

  • Nếu thời gian thi công chưa gấp, có nhiều thời gian thì có thể sử dụng phương pháp buộc kẽm hoặc hàn.
  • Nếu thời gian thi công cần nhanh, tiến độ gấp rút, thì sử dụng ống nối cốt thép coupler là lựa chọn tối ưu.

Chi phí vật tư:

  • Kẽm buộc có chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật.
  • Phương pháp hàn có chi phí đầu tư cao, đòi hỏi kỹ thuật của đơn vị thi công cao,
  • Coupler là phương án có chi phí đầu tư cao, tuy nhiên không cần nhiều kỹ thuật khi thi công.

Kết luận

Qua bài viết này. Hung Phat Steel đã cung cấp một số kiến thức về tiêu chuẩn kỹ thuật nối cốt thép trong thi công kết cấu betong Dầm Cột Sàn.

Để đảm bảo an toàn kỹ thuật và chất lượng công trình, quý khách hàng nên chọn đơn vị có chuyên môn cao. Có kinh nghiệm trong quy trình thi công betong kết cấu.

Hùng Phát cũng là nhà cung cấp giải pháp nối cốt thép bằng coupler đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Mọi chi tiết cần tư vấn xin vui lòng liên hệ: Hotline 0971 960 496